Tết đến Xuân về, nhiều người không chỉ uống rượu bia dừng ở mức vui và thường quá chén dẫn đến tình trạng không thể làm chủ bản thân gây tổn hại sức khỏe thậm chí là ngộ độc phải nhập viện. Trong bài viết này, PETAL sẽ bàn luận về bia rượu và những tác hại của nó. Mong rằng, sau khi 5 phút đọc xong mọi người đặc biệt là các quý ông sẽ thấy được vấn đề đồng thời tìm ứng xử “đúng đắn” nhất trong Tết Nguyên Đán này.
Rượu bia là văn hóa hay hủ tục
Là một quốc gia có nền văn minh lúa nước nên rượu bia trở thành một thứ không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Bởi vậy, trong ngày Tết cổ truyền những thức uống này hoàn toàn không thể vắng mặt trên bàn thờ gia tiên, trên bàn ăn, trên bàn trà của mọi gia đình.
Rượu bia ngày Tết khiến con người gần gũi nhau hơn, điều đó không ai phủ nhận. Nếu sử dụng 1 hoặc 2 bia rượu sẽ khiến không khí ấm cúng, sôi động hơn thường ngày. Nhưng, điều này trở nên vô cùng khó khăn, nhất là dịp Tết với những câu chuyện “nam vô tửu như kỳ vô phòng” để rồi ép nhau đến say xỉn. Những hình ảnh này chắc chắn không nằm trong văn hóa người Việt.
Theo cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, số lượng ca nhập viện vì bia rượu tăng cao trong dịp tết. Đội ngũ y bác sĩ phải ứng trực 24/24 để sẵn sàng cấp cứu giành giật mạng sống cho bệnh nhân ngộ độc và cả những người gánh chịu hậu quả từ việc say xỉn.
Ngộ độc rượu thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới ngộ độc nặng thậm chí là tử vong. Nguy cơ đó càng tăng trường hợp hợp người bệnh uống phải rượu giả, bia rượu không rõ nguồn gốc vì nó chứa quá nhiều methanol, chất có thể gây mù hoặc tử vong cho dù sử dụng một lượng nhỏ.
Tác hại của bia rượu dịp Tết
Tăng số vụ tai nạn giao thông
Số vụ tai nạn giao thông dịp Tết tăng từ 30% so với ngày thường. Bệnh viện Thủ Đức đã thực hiện cuộc khảo sát và đánh giá những năm trở lại đây, theo đó trong 3 ngày tết số vụ tai nạn gây ra do bia rượu chiếm tới 60-70%. Mặc dù, tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều thông báo quy định xử phạt do vi phạm nồng độ cồn nhưng do thói quen và ý thức của người dân còn chưa cao, chưa bỏ được việc lạm dụng bia rượu quá mức.
Và một con thật đáng “ngưỡng mộ”, trung bình mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ hết 3,4 tỷ lít bia và 70 triệu lít rượu công nghiệp và ước tính rượu tự nấu khoảng hơn 250 triệu lít. Đó là chưa kể lượng rượu nhập khẩu tăng mạnh theo từng năm. Bạn suy nghĩ thế nào về con số này?
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhiều người vẫn nhận biết tác hại của việc uống rượu bia ngày Tết những vẫn không bỏ thói quen này. Khi chất cồn nạp vào trong cơ thể quá nhiều sẽ sinh ra các bệnh ký như rối loạn tâm thần, nhiễm độc cấp, thủng dạ dày, đặc biệt là các bệnh về gan.
Ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải rượu bia ra ngoài, nhưng chỉ một phần được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu. Gan của con người chỉ xử lý được một lượng cồn nhất định trong mỗi giờ.
Việc lạm dụng bia rượu sẽ khiến gan không kịp sản xuất men gan để chuyển hóa lượng cồn và chất độc từ cồn. Tích tụ lâu dần, chất độc có thể phá hủy cơ thể, phá hủy tế bào gan và nội tạng. Điều này giải thích được lý do vì sao người nghiện bia rượu có nguy cơ mắc ung thư cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Ngộ độc rượu
Vì lợi nhuận, nhiều công ty đưa methanol làm thành phần chủ yếu trong sản xuất rượu công nghiệp. Đối với rượu thông thường, thành phần chủ yếu là ethanol, khi uống vào 80% hấp thụ ở ruột non, còn lại được chuyển hóa ra ngoài. Còn rượu giả thì ngược lại, được làm từ cồn công nghiệp methanol pha với nước. Khi uống rượu bia ngày Tết, sẽ có cảm giác như rượu thật nhưng nó sinh ra một loại axit cực độc, làm độ pH trong máu giảm xuống, đánh vào hệ thần kinh thị giác gây mù vĩnh viễn.
Uống rượu bia ngày Tết sao cho an toàn?
Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, TP HCM khuyến cáo cộng đồng thực hiện các nguyên tắc: không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong; không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm bản năng. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi không nên uống những thức uống nhóm này.
Biết giới hạn của bạn thân
Bia rượu ảnh hưởng rất lớn đến dẫn truyền thông tin đến hệ thần kinh và những bộ phận khác bên trong cơ thể. Uống bia rượu mức 20-50mg/100ml máu bắt đầu sinh ra những biểu hiện như cảm thấy bị phấn khích, nói nhiều. Tăng lượng bia rượu từ 50-100mg/100ml máu, người uống bắt đầu nhức đầu, mệt người. Và bác sĩ khuyến cáo rằng, khi cảm nhận những dấu hiệu này hãy dừng ngay việc tiếp tục ngồi trên bàn nhậu. Vì nếu uống thêm chúng sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm khác.
Ăn nhẹ trước và trong khi uống bia rượu
Những thực phẩm bạn nên ưu tiên sử dụng trước khi uống bia là thánh mì, bơ, sữa vì chúng sẽ tạo nên một lớp đêm trong dạ dày. Khi uống bia rượu vào, lớp đệm này sẽ hút một phần cồn và làm chậm lại quá trình say xỉn. Và một trong những mẹo nhỏ PETAL bật mí cho bạn: Hãy hòa nước tinh khiết khi uống hoặc uống đan xem hai loại này. Chúng sẽ làm chậm lại cơn say cũng như làm loãng nồng độ cồn trong cơ thể.
Kết luận
Bia rượu năm nào cũng trở thành một trong những đề tài được nhiều người bàn luận, nói đi nói lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng điều đó không thừa thải đúng không? Tết này, nếu bạn là người có ý thức và tinh thần trách nhiệm đừng bao giờ để bia rượu làm mất kiểm soát, mất ý thức để vô tình gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhé.
>>> Xem thêm: cách chăm da, đẹp dáng để chị em văn phòng kịp đón Tết
- 13/01/2021
- 0
- Uống nước