Vì sao cần uống nhiều nước tinh khiết khi sốt xuất huyết

Bù nước và chất điện giải kịp thời là phương pháp điều trị sốt xuất huyết kịp thời. Nếu để tình trạng mất nước kéo dài, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng khó thở, co giật, hôn mê hay rối loạn thần kinh.

Sốt xuất huyết nên làm gì?

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc ứng với từng biểu hiện bệnh. Sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao. Vậy nên, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để phòng ngừa những chuyển biến tiêu cực.

Acetaminophen là thành phần giảm đau được sử dụng nhiều đối với người bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối tránh sử dụng những loại thuốc chứa thành phần aspirin. Khá nhiều người sử dụng nó và vô tình làm bệnh tình trầm trọng hơn. Aspirin có khả năng tình trạng chảy máu nặng hơn. Ngoài việc không sử dụng thuốc này, người bị sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi, đặc biệt là uống nhiều nước. 

Sốt xuất huyết có thể kéo dài nên việc kiểm tra, thăm khám đều đặn mỗi ngày là cần thiết. Đối với những người phát hiện bệnh muộn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nhập viện để điều trị luôn.

Sốt xuất huyết phổ biến trong gia đoạn thay đổi thời tiết
Sốt xuất huyết phổ biến trong gia đoạn thay đổi thời tiết

Nguy kịch vì mất nước do sốt xuất huyết

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nặng nề hơn chính là việc bổ sung quá ít nước. Uống không đủ nước lại là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước, thoát huyết tương. Người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu thậm chí là tử vong sau đó.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể gặp thêm những biểu hiện như nôn ói, mệt mỏi, đau vùng gan. Nhiều người vẫn cho rằng bệnh này không đáng ngại nên không chú tâm vào việc điều trị, bình phục. Mất nước khiến xuất huyết ồ ạt, nước thiếu hụt nặng nề trong hệ tuần hoàn. Chứng giảm cầu có nguy cơ xuất hiện và cực kì nguy hiểm. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dẫn tới giảm tiểu cầu:

  • Bầm tím tay chân và những vùng da khác
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi
  • Chảy máu liên tục từ vết thương hở hay những vết thương lâu năm
  • Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường
  • Xuất huyết trực tràng gây đau bụng
  • Có lẫn máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, li bì

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có thể diễn ra ội nội tạng. Và việc phát hiện tình trạng này khó khăn hơn. Khi phát hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Máu xuất hiện trong nước tiểu và phân, nôn ra máu hoặc chất dịch có màu đen là những dấu hiệu cho thấy chảy máu bên trong rồi.

Người bị sốt xuất huyết nên được theo dõi nhiệt độ thường xuyên
Người bị sốt xuất huyết nên được theo dõi nhiệt độ thường xuyên

Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

70% bệnh nhân không cần bù nước bằng đường truyền. Thay vào đó, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh bổ sung nước thông qua đường uống. 30% bệnh nhân có sốc cần điều trị bằng cách truyền nước qua tĩnh mạch mà thôi.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, sốt cao, nôn nhiều sẽ được chỉ định truyền dịch bù nước. Thao tác này sẽ được các bác sĩ chỉ định và thực hiện. Những bệnh nhân có những dấu hiệu mất nước nặng dưới đây sẽ được ưu tiên sử dụng phương pháp này:

  • Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
  • Thời gian nạp mao quản dài hơn bình thường
  • Da mát hoặc xuất hiện lốm đốm
  • Biểu hiện rối loạn thần kinh
  • Ít nước tiểu
  • Hematocrit tăng
  • Huyết áp thấp

Truyền dịch qua đường tiêm là cách ngăn ngừa mất nước hiệu quả với những bệnh nhân không thể đáp ứng lượng nước cho cơ thể thông qua đường uống. Với những người mới phát hiện hoặc có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết được khuyến khích uống nhiều nước, bổ sung những đồ ăn lỏng và có thể điều trị tại nhà.

Người bệnh sẽ truyền dịch khi được chỉ định
Người bệnh sẽ truyền dịch khi được chỉ định

Nguyên tắc bù chất lỏng cho trẻ em mắc sốt xuất huyết

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm yêu cầu bố mẹ quan tâm nhiều khi bé bị sốt. Giai đoạn sốt nặng nhất, cơ thể bé sẽ có sự gia tăng tính thẩm thấu mao mạch và tình trạng sốc. Tốt nhất, bé nên được tăng sổ sung dung tích nước, điện giải đẳng trương hoặc dung dịch cao phân tử. Trẻ nên được theo dõi để kịp thời kìm hãm việc chảy máu trong. Việc bổ sung chất lỏng sẽ giảm dần khi tình trạng rò rỉ huyết tương có dấu hiệu thuyên giảm. Vì khi bổ sung thừa chất lỏng, cơ thể trẻ có thể gặp biến chứng do hạ canxi trong máu và phù nề do sư huyết tương.

Trẻ em nên được theo dõi sát khi bị sốt xuất huyết
Trẻ em nên được theo dõi sát khi bị sốt xuất huyết

Cách bù nước tại nhà bằng đường uống

Bệnh nhân nhẹ hay vừa được chỉ định điều trị tại nhà nên tăng cường bổ sung chất lỏng thông qua đường uống. Dưới đây là 3 loại nước người bệnh nên uống nhiều mỗi ngày:

  • Nước lọc: Ở điều kiện bình thường, việc bổ sung đủ nước tinh khiết đã quan trọng. Khi bệnh sốt, hành động này càng quan trọng hơn. Bù nước là cách hạ sốt nhanh chóng. Cân bằng môi trường chất lỏng bên trong cơ thể là cách phòng tránh những chuyển biến xấu khi bị sốt xuất huyết.
  • Dung dịch Oresol: Ngoài nước tinh khiết ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước oresol. Mọi người có thể kết hợp osresol với nước tinh khiết hay nước khoáng đều được. Nên chia nhỏ để uống vào nhiều thời điểm trong ngày.
  • Nước trái cây: Loại nước này bù khoáng, bù nước hiệu quả. Nước cam, chanh, táo, dừa là những gợi ý phù hợp với người bị sốt. 

Bù nước hiệu quả là cách để làm giảm tình trạng sốt xuất huyết. Việc bù nước bằng đường truyền dịch chỉ phù hợp khi được chỉ định mà thôi. Vì vậy, việc uống đủ nước tại nhà là điều được khuyến khích hàng đầu. Hãy nhớ nguyên tắc này để áp dụng khi cần nhé. 

>>> Đọc thêm:Công thức tính lượng nước cần uống chính xác nhất 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *