Tủ lạnh giúp thực phẩm, nước uống luôn đảm bảo chất lượng cũng như tạo ra sự tiện lợi trong cuộc sống. Nhiều người có thói quen cho nước vào chai nhựa, bỏ vào tủ lạnh, đợi mát rồi uống. Thói quen tưởng như vô hại đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Điều đó được lý giải như thế nào?
Vì sao không nên cho nước uống đóng chai vào tủ lạnh?
Tình trạng sử dụng chai cũ, rót đầy nước rồi cho vào tủ lạnh làm mát được nhiều gia đình áp dụng. Nhất là trong những ngày nắng nóng nực hiện nay. Tuy nhiên, hành động tưởng như vô hại ấy có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe bạn giảm sút nghiêm trọng.
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thói quen này có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa…Những chai nhựa được tái sử dụng nhiều lần có thể là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn thậm chí là ung thư. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh tạo điều kiện hình thành chất dioxin. Đây chính là thành phần có thể gây dị dạng, dị tật ở bé, gây ung thư ở người trưởng thành.
Mặc dù thông tin chai nhựa có khả năng tạo ra thành phần dioxin chưa có kết luận rõ ràng nhưng các chuyên gia luôn khuyến cáo người sử dụng hạn chế tái sử dụng chai nhựa nhiều lần. Nhất là thói quen rót nước vài chai rồi mang bảo quản trong tủ lạnh. Hành động này không nên bởi phần lớn người dân không quen với việc phân biệt sản phẩm được tạo ra từ nhựa tái chế, sản phẩm nào tạo ra từ nhựa nguyên sinh.
Do đó, tốt nhất là không nên dùng chai nhựa trữ nước và bảo quản trong tủ lạnh. Đồ nhựa tiện lợi càng nguy hiểm. Đấy là chưa kể nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn chéo từ những thực phẩm chứa bên trong tủ lạnh.
3 giải pháp ngăn ngừa bệnh khi để nước chai vào tủ lạnh
Dù bạn thao tác vệ sinh chai nhựa kĩ càng tới đâu thì vi khuẩn vẫn có thể tích tụ ở nhiều bộ phận nhạy cảm như nắp, miệng…chai. Khi uống nước từ chai nhựa vô tình vi khuẩn, vi rus xâm nhập vào cơ thể. Chưa kể những loại chai được làm từ những loại nhựa không tốt cho sức khỏe, chai nhựa không có khả năng tái sử dụng. Để an toàn trong quá trình sử udngj nhưng gia đình bạn luôn có nước mát sử dụng trong mùa hè. Hãy bắt đầu bằng việc tham khảo và áp dụng 3 giải pháp dưới đây:
Chỉ đựng nước uống trong chai nhựa 1-2 lần
Nước đóng chai mới mua hay chai nhựa mới tái sử dụng 1-2 lần hầu như không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. Chỉ khi tái sử dụng thời gìan dài, thành phần độc hại, vi khuẩn, virus mới có khả năng xâm nhập và làm hại cơ thể chúng ta mà thôi. Bạn nên lưu tâm vấn đề này. Thói quen cho nước đóng chai mới vào tủ lạnh còn hạn chế được nguy cơ nước máy gia đình bạn không đảm bảo. Việc còn lại chính là mua nước tại những đơn vị phân phối uy tính để tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.
Sử dụng bình/chai đựng thủy tinh
Bình hay chai được làm bằng thủy tinh tốt hơn nhựa. Nếu không đảm bảo đồ nhựa được tái sử dụng đúng cách, bạn nên đổi qua sử dụng loại chai/bình được làm bằng thủy tinh để an toàn hơn cho sức khỏe.
Đồ nhựa tiện lợi, điều đó không ai phủ nhận. Tuy nhiên, mặt trái của nó khá nhiều. Trong khi đó, đồ thủy tinh an toàn, tuổi thọ cao, quá trình vệ sinh cũng dễ dàng. Vấn đề còn lại khiến khách hàng đắn đo chính là chi phí. Bài toán này không khó giải quyết một chút nào. Bỏ một khoản để mua bình/ chai thủy tinh nhưng bạn có thể sử dụng một thời gian dài mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tính ra, khoản đầu tư này xứng đáng đấy chứ.
Sử dụng tủ có tích hợp tính năng lấy nước bên ngoài
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vius, vi khuẩn chéo giữa các thực phẩm khi mở bạn hãy dùng tủ lạnh kiểu này. Chỉ cần một thao tác đổ nước bình vào ngăn chứa nước là có thể lấy uống bất cứ lúc nào bạn thích. Chỉ cần một thao tác cho ly vào vòi và ấn nhẹ, chưa tới 10 giây là đã có ngay ly nước mát lành, an toàn cho sức khỏe rồi đó.
Kết luận
Gia đình bạn đã và đang duy trì thói quen cho nước vào chai cũ và làm mát bằng tủ lạnh? Bạn nên nhớ rằng, trong thời gian ngắn việc nhận biết tác hại từ thói quen trên cực kì khó, nói đúng hơn là không thể. Nên việc sử dụng đúng cách từ đầu là thói quen bạn nên duy trì nếu muốn tuổi thọ của bản thân và gia đình không ảnh hưởng.
>>> Đọc thêm: Nên đánh răng hay uống nước ngay khi ngủ dậy?
- 01/07/2022
- 0
- Uống nước