Bạn uống bao nhiêu nước khi uống thuốc?
Một ly…
Hai ly…
Hay ba ly…
Tưởng như đây là vấn đề cực kì đơn giản. Song, quá nhiều người không biết và không quan tâm lắm về lượng nước cần bổ sung trong mỗi lần uống thuốc.
Vì sao cần uống nước khi uống thuốc?
Nhiều người bệnh tự ý quy định rằng cứ một phần thuốc là cần một ngụm nước. Hai phần thì ngụm. Nhóm kia lại cho rằng, chỉ cần một ít nước đủ để đưa thuốc xuống cổ họng là được.
Bạn nên biết rằng, nước đóng vai trò không nhỏ trong quy trình uống thuốc đạt hiệu quả, hạn chế những phản ứng ngược của thuốc.
Nước tinh khiết được đánh giá là phương tiện vận chuyển thuốc hiệu quả nhất. Việc chọn đúng loại nước còn giúp thuốc được hấp thu nhanh và hiệu quả hơn. Và một thực tế mọi người tự nhận thấy, trong quá trình uống thuốc, nước là công cụ làm giảm tình trạng mắc kẹt thuốc ở trong những bộ phận khác.
Nước được coi là phương tiện vận chuyển các viên thuốc. Nhiều loại thuốc được hấp thụ trong nước. Nước giúp đưa thuốc từ miệng đến dạ dày mà không bị kẹt lại ở bộ phận nào. Nó cũng làm giảm nguy cơ nghẹt thở bằng cách chuyển viên thuốc xuống thực quản chứ không phải khí quản.
Tất nhiên, The Water MAN vẫn khuyên rằng bạn nên tham khảo ý kiến và thực hiện đúng theo những chỉ định của người có chuyên môn.
Chọn nước gì để uống thuốc?
Theo nhiều cảnh báo từ giới khoa học, thói quen uống thuốc bằng những loại nước sẵn có như cafe, trà, sữa, nước ngọt là không tốt. Khi kết hợp chúng với thuốc, khả năng cao những phản ứng khoa học tiêu cực có thể xảy ra. Một ví dụ như dùng sữa để uống thuốc kháng sinh. Trong quá trình tương tác, khả năng lớn những thành phần đó sẽ tạo ra một số chất khó hoặc không tan. Cần nhiều thời gian hơn để xử lý hoặc bài tiết những thành phần đó. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn không nên uống thuốc bằng sữa. Một số trường hợp như đau dạ dày, nôn ói lại được bác sĩ khuyến khích uống chung với sữa để nhanh chóng cải thiện tình trạng trên.
Rượu bia và đồ uống có cồn ảnh hưởng nhiều tới cơ chế vận hành hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh. Khi rượu bia đi vào cơ thể, không ngoại lệ tình huống thuốc và rượu tương tác sinh ra những thành phần có hại đối với cơ thể.
Khi uống thuốc bạn nên tránh hoàn toàn những thức uống chứa cồn. Với những người nghiện rượu, việc uống thuốc nên được bác sĩ chỉ định. Nhất là việc kiểm tra chức năng gan và tình trạng tâm thần khi uống thuốc. Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Thông thường nước tinh khiết được khuyến khích khi sử dụng nước. Loại nước này chứa thành phần chủ yếu là các phân tử nước nên khả năng kết hợp và sinh ra thành phần độc hại cực kì thấp.
Điều gì xảy ra nếu bạn không uống thuốc với nhiều nước?
Một số người có thói quen nuốt thuốc trực tiếp không cần nước. Điều này có thể gây hại vì hai nguyên nhân sau:
Các viên nén không bao có dạng như phấn và có thể dính vào lưỡi hoặc cổ họng. Nó có thể để lại vị đắng khó chịu trong miệng bạn khi uống. Nó thậm chí có thể bị mắc kẹt trong cổ họng bạn khi bạn đang nuốt và gây nghẹt thở.
Nếu bạn uống thuốc viên mà không dùng nước, thuốc sẽ không được hòa tan thích hợp. Cả viên thuốc có thể đi vào cơ thể mà không bị tan ra. Trong một số trường hợp đặc biệt, cả viên thuốc có thể bị đào thải qua phân. Viên thuốc không được tiêu hóa nghĩa là cơ thể không nhận được lợi ích từ thuốc.
Một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen không được uống với đủ nước có thể tương tác với axit hydrochloric trong dịch tiêu hóa và kích thích dạ dày. Điều này có thể dẫn tới loét dạ dày.
Uống bao nhiêu nước khi uống thuốc?
Quá nhiều hay quá ít nước cho mỗi lần uống thuốc hoàn toàn không nên. Giới y khoa khuyên chúng ta nên uống đủ nước. 100-200ml là lượng nước cần bổ sung cho mỗi lần uống thuốc. Như đã đề cập ở phần trên, uống đủ nước còn giúp chúng ta tránh tình trạng thuốc ứ động hay mắc kẹt tại những cơ quan khác trên cơ thể.
Ngoài việc uống đủ nước trong khi uống thuốc, bạn cũng nên duy trì lượng nước đều đặn mỗi ngày và chia nhỏ chúng trong nhiều thời điểm. Hành động yếu đủ nước mỗi ngày góp phần làm tăng tác dụng của thuốc, tăng quá trình thải độc, tăng quá trình làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại khi uống thuốc.
Các loại thuốc khác nhau thì lượng nước uống kèm cũng sẽ khác nhau
Thuốc tán và thuốc hoàn của đông y truyền thống
Lượng nước cần dùng: 150 đến 200 ml.
Thuốc dạng viên nang
Lượng nước cần dùng: ít nhất 300ml.
Thuốc dạng viên nén
Lượng nước cần dùng: 150 đến 200 ml.
Thuốc dễ gây kích ứng
Lượng nước cần dùng: hơn 500 ml.
Thuốc đặc trị cho quá trình trao đổi chất
Lượng nước cần dùng: 1500ml trở lên.
Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng người điều trị cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Bỏ ngay tư duy uống nhiều nước cũng được, không uống cũng được khi uống thuốc.
- 18/02/2022
- 0
- Uống nước