“Làm sao khi bị tiêu chảy?” chắc hẳn là câu hỏi nhiều người băn khoăn khi bệnh tiêu chảy “làm phiền”. Dịp cận Tết hiện nay, thời tiết có sự thay đổi thêm vào đó là những cuộc vui cùng bạn bè với mớ thực phẩm nên tiêu chảy xảy ra càng nhiều. Để có biện pháp xử lí và phòng ngừa bệnh này, bạn nên đọc và áp dụng ngay những mẹo này.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là suy thận. Tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Bệnh được chia làm hai nhóm sau:
Tiêu chảy cấp tính
Xảy ra khi dị ứng với những thành phần có trong thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc do những loại vi rút tiêu chảy xâm nhập bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên. Tiêu chảy cấp tính có thể kéo dài vào ngày, vài tuần, nhưng thường dưới 4 tuần.
Tiêu chảy mạn tính
Tiêu chảy mạn tính thường kéo dài từ 4 tuần trở lên. Và một điều, người bệnh rất dễ bị suy nhược cơ thể, thậm chí là suy dinh dưỡng. Và bản chất tiêu chảy nhóm này khó khăn hơn trong điều trị.
Nhiều người quan niệm tiêu chảy không đáng lo, thậm chí nó chỉ là “ốm vặt”. Thực tế lại khác, trường hợp tiêu chảy cấp độ nặng, không được xử lí sẽ gây nên những biến chứng đặc biệt nguy hiểm cho người bệnh. Tiêu chảy chính là nguyên nhân phổ biến gây tử vong đặc biệt là đối với trẻ nhỏ tại những nước đang phát triển.
Triệu chứng của tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng này:
Số lần đại tiện tăng lên: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày (từ 3 lần trở lên), tình trạng phân bất thường, thậm chí là đại tiện ra máu.
Đau bụng: Những cơn gò khiến bụng lúc đau âm ỉ, lúc đau quằn quại, người bệnh còn cảm nhận sự bất thường ở vùng bụng như đầy hơi, chướng bụng.
Cơ thể mệt mỏi: Thông thường, khi bị tiêu chảy, tốc độ mất nước ở cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Khi các tế bào không đủ nước để vận chuyển sinh dưỡng đi nuôi cơ thể, nước không được cung cấp lên não bộ đều đặn sẽ gây nên triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Sốt, chuột rút, da khô: Đây cũng là những biểu hiện vô cùng phổ biến khi bệnh nhân mắc tiêu chảy.
Trên đây là những triệu chứng và cũng là những dấu hiệu thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân tiêu chảy. Vậy chúng ta phải làm gì khi gặp phải tình trạng tồi tệ trên?
Mẹo điều trị tiêu chảy
Tùy vào mức độ tiêu chảy bạn có thể chọn lựa phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như, cơn đau bụng tăng lên nhiều lần, sốt cao, mấtquá nhiều nước, bệnh nhân thậm chí ngất xỉu thì giải pháp đúng đắn lúc này chính là nhờ sự can thiệp của người có chuyên môn. Thay vì xử lý bằng phương pháp dân gian, trường hợp này bạn nên đưa bệnh nhân đi bệnh viện, phòng khám. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và nhanh nhất trong việc làm giảm tình trạng tồi tệ hiện có.
Ngoài việc tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ chuyên môn, bạn có thể áp dụng những mạo sau:
Bổ sung nước cho cơ thể
Tiêu chảy thường đi kèm với việc cơ thể mất nước, mất điện giải và lượng lớn khoáng chất thiết yếu. Do đó, việc bù nước thật sự cần thiết, bạn nên tiến hành ngay. Hãy uống nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể đã mất. Những loại nước như nước khoáng, nước tinh khiết, nước kiềm hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân lúc này. Hãy uống đan xen những loại nước này để bù thêm năng lượng cho cơ thể bạn. Tốt nhất, nên chia nhỏ lượng nước trong ngày, uống chậm rãi từng ngụm nhỏ.
Nghỉ ngơi
Khi bị tiêu chảy nhẹ, nghỉ ngơi cũng được xem là biện pháp chữa lành tiêu chảy hiệu quả mà bạn nên thử. Vì khi cơ thể được thư giãn, thoải mái thì tiêu chảy sẽ thuyên giảm đáng kể. Do đó, nếu bạn hay những người xung quanh bạn bị bệnh này, hãy tìm một không gian thoáng mát, yên tĩnh và nghỉ ngơi. Nên chọn một chiếc giường hay chỗ ngồi thật êm ái, có thể đặt chai nước ấm lên bụng, nó làm giảm triệu chứng đau bụng tức thời đấy.
Uống trà hoa cúc
Ngoài việc bổ sung nhiều nước tinh khiết, nước khoáng bạn có thể bổ sung trà hoa cúc vào thức uống hàng ngày cho người tiêu chảy. Khoa học đã chứng minh lợi ích chống viêm, chống co thắt hiệu quả nên bạn hãy tự tin sử dụng thức uống này khi bị bệnh. Chất tanin trong hoa cúc sẽ làm cơn đau của bạn giảm tức thì đấy, hãy tin PETAL mà thử liền nhé.
Ăn nhiều trái cây
Chuối, táo, hồng xiêm là những trái cây bạn nên ưu tiên khi bị tiêu chảy. Nhiều người quan niệm rằng, tiêu chảy nên tránh ăn trái cây vì nó làm trầm trọng hơn tình trạng tồi tệ trên. Điều đó không hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, chuỗi có tính mồm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đau bao tử tức thì. Trong loại trái này chứa hàm lượng kali khá lớn giúp cơ thể bù đắp lại những chất điện giải đã mất. Trong táo chứa lượng chất xơ hòa tan pectin, thành phần này rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, tạo còn giúp cơ thể bổ sung một lượng đường tự nhiên ngay tức thì, nó sẽ hỗ trợ trong việc làm nhẹ những biểu hiện của tiêu chảy.
Trên đây là những thực phẩm bệnh nhân bị tiêu chảy nên chọn lựa để cải thiện tình trạng bệnh lý tốt hơn. Trường hợp ngược lại, những thực phẩm như thịt bò, đồ tái, hải sản sẽ làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng, nên tốt nhất bạn tạm thời ngưng những sản phẩm này nhé.
Kết luận
Tiêu chảy có thể xuất hiện vào bất cứ mùa nào trong năm ứng với mọi đối tượng. Vì vậy, việc bỏ túi những tips trên thật sự cần thiết cho bạn và những người xung quanh. Những mẹo trên vô cùng hiệu quả đối với bệnh nhân tiêu chảy nhưng bạn có thể áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa sự “tấn công” của bệnh này nhé.
Chúc bạn và gia đình có một sức khỏe tốt để chào Xuân 2021!
>>> Xem thêm: 7 lý do bạn nên uống nhiều nước vào mùa đông
- 31/12/2020
- 0
- Uống nước