Hướng dẫn hạ sốt nhanh chống tại nhà

Sốt trở thành tình trạng phổ biến, có thể “ghé thăm” bất kì ai. Sốt nhẹ thì không sao, nhưng sốt nặng lên tới 38, 39 độ đi kèm những triệu chứng khác thì cần điều trị kịp thời nếu không muốn nguy hiểm. Dịch Covid-19 phát triển như hiện nay, việc nắm rõ những cách để hạ sốt là cực kì cần thiết. Có thể không cần với bạn nhưng F0 quanh bạn cần nó, đừng bỏ lỡ bài viết này.

Sốt là gì?

Số là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gia ngắn. Sốt xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tạo ra những tế bào bạch cầu để chống lại sự xâm nhập của những virus, vi khuẩn gây bênh với cơ thể. Chúng ta có thể hiểu sốt là sự tăng lên nhiệt độ trong cơ thể đẻo phản ứng lại quá trình làm nhiễm trùng của virus cảm cúm, vi khuẩn. Nhiệt độ sẽ tăng giảm thất thường trong ngày khi bị sốt, thường thì nhiệt độ buổi chiều sẽ cao hơn các thời điểm khác trong ngày.

F0 thường bị cơn sốt làm phiền nên nguy cơ mất nước cao
F0 thường bị cơn sốt làm phiền nên nguy cơ mất nước cao

Sốt bao nhiêu độ là cao?

Bao nhiêu độ mới được xem là sốt, hay khi cơ thể bắt đầu ấm nóng lên đã được xem là sốt. Bạn nên nắm những thông tin này để dễ dàng phân biệt.

Theo những người có chuyên môn trong lĩnh vực này, cốt có nhiều cấp độ khác nhau, nặng nhẹ tùy mức. Trong đó, chúng ta có thể chia làm 3 cấp độ sau:

  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ trong khoảng 37 – 38°C.
  • Sốt trung bình: Nhiệt độ khoảng 39°C.
  • Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C.

Thân nhiệt người bệnh cao hơn 40 độ C đi kèm những biểu hiện khác. Khi đó, những phương pháp hạ sốt không hiệu quả, việc cần làm chính là liên hệ đội ngũ hỗ trợ y tế. Trong tình huống này, người bệnh có thể rơi vào nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.

Sốt dai dăng, sốt cao, sốt lâu ngày mà không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm thanh quản.
  • Viêm phổi. 
  • Biến chứng não, co giật, hôn mê sâu. 
  • Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim. 

Vì sao khi sốt nên uống nhiều nước

Khi bị sốt, cơ thể người bệnh mất một lượng nước khá lớn cho thân nhiệt cao. Cách để bảo vệ cơ thể thời điểm đó chính là bù nước. Nước đi vào cơ thể thời điểm này vừa cân bằng môi trường nội bào, vừa làm vật chất trao đổi dinh dưỡng nhưng cũng là dung môi làm mát cơ thể hiệu quả.

Uống nhiều nước muối sẽ làm mất cân bằng nồng độ natri trong cơ thể
Uống nhiều nước muối sẽ làm mất cân bằng nồng độ natri trong cơ thể

Nước tinh khiết, oresol, nước ép trái cây hay nước khoáng chính là những lựa chọn hợp lý nhất thời điểm đó. Một lưu ý nhỏ ở đây, dù bạn có thói quen hay sở thích uống loại nước nào đi nữa thì việc bỏ quan nước tinh khiết hoàn toàn sai lầm. Ngoài việc uống nước không, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách ăn những món loãng như cháo, soup chẳng hạn.

Uống nước gì khi bị sốt

Uống nước cần thiết khi bị sốt. Vậy chúng ta nên uống nước gì?

  • Nước tinh khiết

Cơ thể mất nước càng thuận lợi cho sự phát triển của những loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Enzym trong tế bào chúng ta sẽ có xu hướng làm việc với cuồng độ cao hơn khi sốt. Kéo dài tình trạng đó không có lợi cho cơ thể một chút nào cả. Muốn bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập, lây lan của những virus, vi khuẩn gây bệnh bạn nên uống nhiều nước tinh khiết, nghỉ ngơi nhiều, tránh cáu bẩn hay gắt gỏng.

  • Nước cam

Nước cam chính là nguồn vitamin dồi dào cơ thể cẩn. Những lợi ích phải kể ra khi nhắc đến loại nước này chính là tăng miễn dịch, thanh lọc giải độc cơ thể, điều hòa thân nhiệt, kích thích hệ tiêu hóa phát triển…Khi bị sốt, bên cạnh việc uống nhiều nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước cam. Vừa thơm ngon, vừa dễ uống lại có vô vàn những lợi ích đối với thể. Tuy nhiên, lưu ý trong sử dụng. Nước cam không nên uống khi bụng rỗng vì nó có thể làm tổn thương thành dạ dày. Tương tự khi sử dụng sữa hay thuốc không nên dùng chung với nước cam. Cảnh báo nguy cơ đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa có nguy cơ xuất hiện nếu bạn cố tình kết hợp nước cam với những thành phần kể trên.

Nước ép cam cà rốt
Nước cam cung cấp nguồn vitamin C đồi dào cho người bệnh
  • Nước từ các loại hạt đậu

Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,… giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống. Ngoài đợi đến khi sốt mới uống, bạn có thể nấu nước đậu để sử dụng mỗi ngày đan xen với nước tinh khiết, nước khoáng và những loại khác nữa.

  • Nước diếp cá

Rau diếp cá có tính mát nên sẽ hạ sốt rất nhanh đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp giải độc và tiêu đờm. Sốt uống nước gì không thể bỏ qua loại nước mát lành này bằng cách xay sống, cho thêm vài hạt muối vào uống trực tiếp hoặc cho thêm ít đường phèn và nước vo gạo vào đun sôi để uống trong ngày. Có một lưu ý nhỏ rằng, nếu sốt kèm theo hiện tượng đi ngoài thì tốt nhất không nên uống nước diếp cá bởi nó sẽ chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn mà thôi.

  • Nước dừa

Công dụng của nước dừa tương tự như nước oresol nên nó sẽ cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải cho cơ thể. Nếu chưa biết bị sốt uống nước gì thì nên bổ sung ngay nước dừa vào danh sách của mình. Uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối.

Hướng dẫn nhanh cách hạ sốt

Muốn hạ sốt nhanh chóng, bạn có thể kết hợp thêm những lời khuyên sau:

  • Uống đủ nước tinh khiết, có thể kết hợp thêm những loại nước khác như oresol, nước ép trái cây, nước dừa…Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng thừa nước.
  • Người bị sốt nên mang thoáng mát, tránh áo quần bằng chất liệu khó thoát mồ hơi, chật chội, khó chịu, nặng nề.
  • Khi cơ thể cảm thấy lạnh, hãy dùng chăn để làm ấm. Cho tới khi triệu chứng này giảm bạn có thể cất chăn đi.
  • Không tự tiện uống những loại thuốc giảm đau. Chúng không có tác dụng trong thời điểm đó lại không an toàn với sức khỏe người sử dụng. Nếu được hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng acetaminnophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin thuốc.
Nên uống bao nhiêu nước khi uống thuốc
Nên uống nhiều nước khi bị sốt

Những sai lầm khi hạ sốt nhanh tại nhà 

Kết hợp nhiều loại thuốc

Khi chưa xác định được nguyên nhân sốt từ đau, nhiều người tự ý kết hợp nhiều loại thuốc vì cho rằng: “không có ích với bệnh này sẽ bổ bệnh khác. Tình trạng này nên được chấm dứ khi bạn đọc được bài viết này.

Nhiều loại thuốc kết hợp với nhau sẽ tạo ra độc dược, gây hại cho cơ thể. Ví dụ như việc uống chúng paracetamol và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết. Có thể gây ra tình trạng quá liều, hay sinh ra tác dụng phụ…tóm lại việc uống chung nhiều loại thuốc không tuân theo chỉ định của bác sĩ là sai. Thêm nữa, không dừng lại ở việc kết hợp thuốc gì với thuốc gì, liệu lượng thuốc cũng nên được chú ý. Liều lượng, số lần sử dụng ở người trưởng thành sẽ khác với trẻ em chứ?

Vì sao F0 nên uống nhiều nước tinh khiết
Không nên kết hợp quá nhiều loại thuốc trong một lần

Tắm nước ấm, chườm khăn ấm, chườm lạnh

Chườm ấm, lau người bằng cồn, ngâm nước mát là những phương pháp bố mẹ hay dùng để hạ sốt cho bé. Song, những biện pháp trên không có tác dụng hạ sốt. Nó không được khuyến cáo áp dụng với trẻ em.

Nếu đo thân nhiệt thấy sốt trên 40oC thì phải vừa cho dùng thuốc vừa đưa trẻ đi viện ngay. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan, tắc mật thì không được dùng thuốc tại nhà nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.

Uống quá nhiều nước

Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.

Nước tinh khiết là gì?
Nước tinh khiết trải qua quá trình lọc, xử lý, khử khuẩn nên an toàn cho người sử dụng

Kết luận

Uống nước đúng cách khi bị sốt chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chống vượt qua những cơn sốt khó chịu. Ngoài việc làm này người bệnh cũng cần tìm ra tác nhân gây bệnh, có phương án can thiệp đúng thì mới có thể sớm chấm dứt cơn sốt.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *