Những ngày “đèn đỏ”, cơn đau gắt hay đau âm ỉ gây khó chịu, “làm phiền” cuộc sống của không ít chị em. Nếu bạn chưa có đáp án của câu hỏi nên và không nên uống gì vào những thời điểm nhạy cảm trong tháng thì đọc ngay bài viết này. Việc nắm rõ và áp dụng những phương pháp sau sẽ giúp chị em dễ chịu, thoải mái, vui vẻ khi tới kì chu kì kinh nguyệt đấy.
Chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng kinh
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính định kỳ hằng tháng. Hiện tượng này sẽ diễn ra mỗi tháng một lần ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vào lúc bắt đầu chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng.
Hầu hết phụ nữ khi đến ngày hành kinh thường bị đau bụng đi kèm những triệu chứng như đau lưng tức ngực, mỏi đùi.
Đau bụng kinh thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân chính dưới đây:
- Do hẹp cổ tử cung
- Do yếu tố nội tiết
- Do bệnh viêm cùng chậu
- Do chế độ ăn uống
- Do vận động quá mức hoặc ít vận động
Uống nước gì để giảm đau bụng kinh
- Nước ấm: Việc uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm trong ngày “đèn đỏ” hết sức cần thiết. Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể, nó sẽ tăng cường tuần hoàn máu và điều tiết hoạt động co thắt tử cung. Nước ấm sẽ giúp giãn cơ trơn, giảm cơn đau co thắt do đó giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
- Trà gừng mật ong: Gừng tươi là vị thuốc mang tính nóng với nhiều tác dụng trong việc làm ấm cơ thể, điều trị viêm tại chỗ mà giảm cơn đau nhanh chóng. Đối với kỳ nguyệt san ở chị em, gừng và mật ong chính là những thực phẩm làm giảm nhanh triệu chứng đau bụng và làm dịu mức độ co thắt của tử cung.
- Trà hoa cúc: Chị em nên dự trữ sẵn trong gia đình một bì trà hoa cúc vì nó chính là “trợ thủ đắc lực” khi tới ngày “dâu rụng”. Trong cúc, thành phần chống oxy hóa apigenin hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng và khả năng chịu đau cho chị em đấy. Một ly trà hoa cúc ấm sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng nhiệt độ cơ thể hiệu quả.
- Nước ngải cứu: Ngải cứu giúp việc lưu thông khí huyết, giảm mỡ máu, giảm đau xương và vô số những công dụng khác. Bạn có thể sắc lá ngải cứu và nước sạch, đun sôi khoảng 15 phút và thưởng thức ngay khi nó còn ấm. Vì nước ấm sẽ khiến các cơ tử cung không bị co lại, từ đó làm giảm bớt các cơn co thắt tử cung quá mức.
Thức uống tuyệt đối tránh khi đau bụng kinh
Để cơn đau bụng của bạn không tồi tệ hơn, hãy tránh xa những thức uống dưới đây:
- Thức uống lạnh: Đừng lầm tưởng uống nước lạnh cơ thể bạn sẽ giảm nhiệt từ đó cơn đau bụng cũng giảm. Bởi, đồ lạnh khiến các cơ tử cung co cứng lại, máu lưu thông kém nên máu bị vón cục khó thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, uống đồ lạnh làm chị em cảm giác đau bụng nhiều hơn khi vùng bụng bị lạnh.
- Đồ uống chứa cafein: Cafe, trà đặc…có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, gây chứng buồn nôn, chán ăn. Những đồ uống chứa nhiều cafein tác động lên hệ thần kinh gây làm tệ hơn triệu chứng đau bụng khi chị em tới ngày “ấy”.
- Thức uống chứa cồn: Ngày “dâu rụng” khiến chị em mất một khối lượng máu đáng kể. Mất nhiều máu sẽ khiến phụ nữ mệt mỏi, đuối sức và dễ cáu bẩn. Vì vậy, nếu uống thêm các thức uống chứa cồn cao như bia, rượu trong thời gian này sẽ khiến cơn đau của chị em trở nên tồi tệ hơn.
Tập yoga giúp giảm đau bụng kinh
Ngoài việc uống đủ nước, đúng loại nước chị em có thể áp dụng bài tập yoga này để giảm đau bụng kinh hiệu quả:
Bước 1: Quỳ chân, đặt từ từ cơ thể lên hai gót chân
Bước 2: Cúi thấp người chậm cho tới khi trán chạm đất, duỗi thẳng tay về phía trước. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 15 giây.
Bước 3: đưa cơ thể về trạng thái ban đầu, lặp lại động tác vừa xong khoảng 10 lần.
Kết luận
Đau bụng kinh luôn là nỗi lo lắng của chị em vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Để cơn đau của ngày “ấy” trôi qua nhẹ nhàng hãy sử dụng những thức uống mà PETAL đã chia sẻ ở trên. Kết hợp với uống nước, chị em cũng nên rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, “dẹp” ngay những thức uống lạnh hoặc chứa nhiều cafein, tập luyện nhẹ nhàng để cơn đau không dám “bén mảng” nữa nhé.
>>> Xem thêm: 4 cách làm đẹp da “xịn sò” với nước tinh khiết không phải ai cũng biết
- 16/06/2021
- 0
- Uống nước