Ngăn ngừa mất nước bằng việc cho trẻ uống nước đúng cách

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, nước chính là thành phần không thể thiếu. Cho trẻ uống nước đúng cách là việc làm bố mẹ nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe con trẻ. PETAL sẽ chỉ ra những lưu ý đó giúp bố mẹ.

Trẻ cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày

Trẻ em từ 6 tháng trở xuống được khuyến cáo không nên bổ sung nước từ ngoài vì sữa mẹ đã đáp ứng nhu cầu nước uống cho trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu nước uống ở trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt theo từng độ tuổi.

Độ tuổi khác nhau nhu cầu nước uống ở trẻ cũng có những khác biệt. Ví dụ như:

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần khoảng 600 đến 1000ml nước/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi cần khoảng 1000 đến 1500ml nước/này

Tương tự như vậy, trẻ càng lớn thì nhu cầu nước uống cũng tăng lên.

Trong vòng 24h đồng hồ, nếu bố mẹ thấy con trẻ đi tiểu ít hơn 5-6 lần, nước tiểu có màu vàng đậm, nặng mùi nghĩa là cơ thể bé đang bị thiếu nước.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên bổ sung nước từ đường uống
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên bổ sung nước từ đường uống

Nhiều người cho rằng sữa mẹ hay sữa bò chứa nhiều nước và dinh dưỡng nên bé không cần uống thêm nước. Điều này không hoàn toàn đúng khi trẻ trên 6 tháng tuổi. Cơ thể trẻ nhỏ chứa nhiều nước hơn người trưởng thành. Quá trình trao đổi chất, vận chuyển năng lượng trong cơ thể bé cần nhiều nước nên ngoài việc cho bé uống sữa, bố mẹ nên cho con mình bổ sung thêm nước.

5 lưu ý khi cho trẻ uống nước

Đừng đợi khát mới cho trẻ uống nước

Trẻ nhỏ thường có tâm lý muốn uống nước khi thực sự khát mà thôi. Chưa kể việc trẻ khó khăn để thông báo mình đang khát với bố mẹ. Khi thực sự khát, cơ thể bé bị mất cân bằng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng đó kéo dài. 

Bố mẹ nên lập ra một chế độ uống nước phù hợp để nhắc con trẻ bổ sung nước uống liên tục. Uống đúng nghĩa là uống đều đặn, chia nhỏ lượng nước vào nhiều thời điểm trong ngày, tuyệt đối không uống nước khi bé thực sự khát.

Khát là biểu hiện của việc cơ thể bé mất nước trước đó
Khát là biểu hiện của việc cơ thể bé mất nước trước đó

Không thay thế nước tinh khiết bằng nước ngọt hay sữa

Lầm tưởng tai hại của nhiều ông bố, bà mẹ là cho rằng nước ngọt, sữa cũng là nước, con trẻ không cần bổ sung thêm nước tinh khiết. Đó là tư duy sai lầm bạn nên thay đổi. Nước ngọt không làm giảm cơn khát mà ngược lại trẻ có nguy cơ béo phì và mắc những bệnh mãn tính như huyết áp cao, đái tháo đường.

Không cho trẻ uống ly nhựa, ly tiện lợi

Nhiều loại ly nhựa, ly giấy kém chất lượng không an toàn cho trẻ sử dụng. Lớp tráng chống thấm kém chất lượng sẽ hòa lẫn vào đồ uống của con trẻ. Chưa kể chất làm mề hóa, chất tạo màu trong ly. Khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ xảy ra phản ứng và sinh ra những thành phần có hại cho trẻ.

Tốt nhất, bố mẹ nên sử dụng cốc sứ hay cốc thủy tinh khi cho trẻ uống nước. Độ bền cao lại an toàn toàn nên những loại cốc này được nhiều bà mẹ tin dùng cho trẻ.

Ly nhựa không tốt khi cho trẻ uống nước
Ly nhựa không tốt khi cho trẻ uống nước

Không dùng nước đun đi đun lại, nước để qua đêm cho trẻ

Đun sôi nước là phương pháp loại bỏ vi khuẩn trong nước để chúng ta an tâm hơn khi sử dụng chúng. Nhưng việc đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm thay đổi cấu trúc hóa học của nước và gây ra những bệnh lý cho trẻ. 

Tương tự, nước đã đun bảo quản không đúng cách, để qua đêm khả năng tái khuẩn trong nước rất cao. Khi cho con trẻ uống nước này, trẻ có nguy cơ mắc vấn đề tiêu hóa, vấn đề thần kinh, tim mạch, thận thậm chí là ung thư.

Không cho trẻ uống nhiều nước trước khi ăn, trước khi ngủ

Uống nhiều nước trước bữa ăn có thể khiến bé có cảm giác đầy bụng. dịch vị dạ dày loãng ra nên bé thường có xu hướng lười ăn, tiêu hóa kém khi ăn. Trước giờ ngủ bố mẹ nên cắt giảm lượng nước nạp vào cơ thể bé. Khi uống nhiều cơ thể bé bắt buộc phải xử lý, bé dễ tè dầm và có giấc ngủ không sâu giấc.

Không nên cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Không nên cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ

Một số thời điểm đặc biệt lưu ý khi cho trẻ uống nước

Tiêu chảy

Tiêu chảy làm cho cơ thể bé mất đi một lượng natri và kali.Bố mẹ cần bổ sung cho trẻ uống bổ sung nước oresol pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì, bù lại lượng nước mất đi do tiêu chảy và chống thất thoát chất điện giải cho cơ thể.

Mùa hè

Ngoài việc cho trẻ uống nhiều nước ấm còn có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh, nước dưa hấu… giúp trẻ bổ sung lượng nước được kịp thời, còn có tác dụng tán nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể.

Sốt, ho

Khi trẻ bị sốt hay ho đều cần bổ sung nước kịp thời cho trẻ. Nước sẽ có tác dụng thanh phế, thanh nhiệt; quả lê hay củ mã thầy nấu chung với nước có tác dụng bồi lại lượng nước, thanh phế, trị ho… Đối với trẻ lớn hơn có thể cho uống nước trái cây ép trong đó có chứa nhiều vitamin sẽ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

Kết luận

Muốn con cưng của mình luôn khỏe, ngoài việc bổ sung đủ chất việc uống đúng nước, đúng cách cũng là điều bố mẹ nên lưu ý. Nuôi con chưa bao giờ dễ dàng như hiện tại nếu như bố mẹ bỏ một chút thời gian để hiểu cơ thể bé.

>>> Đọc thêm: “Hô biến” nước tinh khiết trở thành thức uống ngon hơn

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *