Con người, động vật hay thực vật đều cần nước để duy trì sự sống. Với con người, lượng nước trong cơ thể chỉ cần giảm quá 20% thì tính mạng sẽ gặp nguy hiểm. Uống đúng và đủ nước là một trong những cách để tăng cường đề kháng, cải thiện miễn dịch, tăng tuổi thọ…
Song, việc uống quá ít hay quá nhiều nước đều có thể làm hại cơ thể. Nên việc quan sát những phản ứng của cơ thể sau uống nước là cần thiết. Và đặc biệt, nếu bạn xuất hiện 5 dấu hiệu dưới đây, cảnh báo gan hay thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra chúng trước khi quá muộn màng.
1. Đau bụng âm ỉ kéo dài
Đau âm ỷ thường không tạo ra những tác hại nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, kéo dài tình trạng đó thì hệ lụy có thể không lường hết được. Đau bụng âm gây cảm giác khó chịu, làm mất cân bằng tâm lý, cảm xúc và nhiều vấn đề khác.
Trường hợp này, không ngoại trừ tình trạng thận của bạn đang gặp vấn đề lớn. Nếu như thận khỏe, lượng nước thừa trong cơ thể sẽ được đào thải thông qua đường tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước sẽ tăng lên số lần đi tiểu tiện và không có giác giác khó chịu đi kèm.
Trong trường hợp ngược lại, nếu sau khi uống nước mà có cảm giác khó chịu, âm ỉ thì khả năng cao chúc năng gan thận của bạn suy giảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chức năng các cơ quan trên suy giảm, quá trình tổng hợp albumin sẽ giảm. Lượng protein trong cơ thể giảm theo. Lúc này, phần nước trong huyết tương tăng thẩm thấu vào máu và đi vào khoang bụng. Do đó, những cơn đa bụng âm ỉ, khó chịu sẽ xuất hiện.
2. Khát nước bất thường, đi tiểu nhiều lần
Thông thường, sau khi uống nước cơn khát sẽ được giải tỏa. Nhưng không ít trường hợp uống xong bạn vẫn cảm thấy khát. Ngoài cảm giác khát liên tục, số lần đi tiểu tăng lên thì khả năng cao bạn đang bị bệnh tiểu đường.
Tiểu đường gây ra hiện tượng lợi tiểu. Vì đi tiểu nhiều hơn nên nguy cơ mất nước tăng lên. Khi đường huyết cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích. Cảm giác khát nước từ đó sẽ tăng cao cho dù bạn đã uống khá nhiều nước trước đó. Tình trạng này diễn ra thời gian dài, khô miệng, khát nước liên tục sẽ ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng của bạn.
3. Màu nước tiểu đậm
Muốn biết cơ thể thiếu nước không, bạn chỉ cần quan sát màu sắc nước tiểu. Vàng đậm là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu nước. Không màu là dấu hiệu của thừa nước. Còn vàng nhạt chính là dấu hiệu chỉ ra cơ thể thể chúng được đã được bổ sung đủ nước trước đó.
Căn cứa vào những điều trên, bạn có thể phát hiện những bất thường từ việc dù uống nhiều nước nhưng nước tiểu vẫn vàng đậm. Khả năng cao bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc thận. Nếu gan đang gặp vấn đề, nồng độ bilirubin trong nước tiểu sẽ tăng cao, nước nước tiểu vàng đậm. Nếu thận gặp vấn đề, quá trình điều tiết bị ảnh hưởng nên nước tiểu sẽ có màu vàng đậm. Muốn chắc chắn điều trên, bạn có thể tới ngay những đơn vị y tế uy tín.
4. Đi tiểu quá ít
Khi uống nhiều nước, hệ bài tiết hoạt động nhiều, tất nhiên số lần đi tiểu cũng căng lên theo tỉ lệ thuận. Trường hợp bạn uống nhiều nước mỗi ngày nhưng số lần đi tiểu ít thì đó cũng được xem là dấu hiệu của bệnh lý. Gan và thận là hai trong nhiều bộ phận bạn nên quan tâm ngay.
Chức năng thận suy giảm, hệ thống lọc của cần thận sẽ không đảm nhận tốt chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Để phù hợp với tình trạng trên, cơ thể chúng ta xuất hiện hiện tượng đi tiểu ít, không có hoặc ít nước tiểu trong mỗi làn tiểu tiện.
5. Nước tiểu có nhiều bọt
Vai trò của thận chính là chuyển hóa chất độc hại, đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Khi nước tiểu có bọt nhiều, đừng bỏ qua cảnh báo thận của bạn đang gặp vấn đề.
Suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận…là những bệnh lý bạn có thể gặp nếu nước tiểu có bọt khá nhiều. Nguy cơ này sẽ cao hơn ở những ai có tiền sử tiểu đường, huyết áp, thận. Nếu duy trì lối sinh hoạt bình thường mà nước tiểu của bạn có những dấu hiệu bất thường như nhiều bọt, đừng chủ quan. Gan và thận nên được kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Kết luận
Gặp một trong năm biểu hiện trên, hãy kiểm tra lại tình hình sức khỏe và thay đổi những thói quen hàng ngày, nhất là việc uống nước. Đừng quên chăm sóc sức khỏe các thành viên trong nhà bằng việc quan tâm những dấu hiệu trên.
>>> Đọc thêm: Nếu quá lười uống nước bạn chỉ việc uống vào 4 thời điểm này
- 18/03/2022
- 0
- Uống nước