Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng nó có thể hấp thụ khoáng chất và đưa dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tương tự trong cơ thể trẻ, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Việc uống nước đúng cách, đúng thời điểm, đúng lượng thúc đẩy sự phát triển bình thường của trẻ. Có bố mẹ nào tự tin cho rằng con mình uống nước đúng cách? Hãy cùng PETAL kiểm tra điều đó thông qua những khuyến cáo dưới đây.
Nhu cầu nước của trẻ là bao nhiêu?
Ứng với mỗi độ tuổi, nhu cầu về nước uống sẽ có những khác nhau cơ bản.
- Trẻ dưới 6 tháng không cần uống nước vì trong sữa mẹ lượng nước đáp ứng được nhu cầu cơ thể bé.
- Trẻ từ 1-2 tuổi cần khoảng 600-1000ml/ngày.
- Trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 1000-1500ml/ngày.
Nhu cầu nước sẽ tăng lên tương ứng với độ tuổi của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ uống một ly nước ấm vào buổi sáng. Tiếp theo, bố mẹ nên chia nhỏ lượng nước trong ngày và giúp bạn bổ sung chúng một cách điều độ nhất.
Tốt nhất, bạn hãy tập cho bé thói quen chủ động uống nước mà không đợi đến khát hãy đợi nhắc nhở. Khi đó, cơ thể bé được bổ sung đủ nước, môi trường bên trong có điều kiện thuận lợi để thực hiện những phản ứng sinh hóa của cơ thể.
Viện dinh dưỡng đưa ra số liệu khuyến nghị lượng nước uống phụ thuộc cân nặng của trẻ, chi tiết:
- Trẻ em từ 1 – 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg.
- Trẻ em từ 11 – 20kg nhu cầu nước là 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên.
- Trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Lượng nước của một đứa trẻ còn bị ảnh hưởng bởi số lượng hoạt động của chúng, nhiệt độ, chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe. Những gợi ý trên chỉ mang tính chất tương đối, bố mẹ cần ý để có những điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý khi cho trẻ uống nước
Nhiệt độ nước uống
Cấu tạo cơ thể nhất là cổ họng và dạ dày của bé chưa hoàn thiện như người lớn nên việc chọn lựa nước uống có nhiệt độ hợp lý đặt biệt quan trọng. Nước nóng, nước đá là những chọn lựa không mấy hợp lý. Uống nước ấm luôn tốt cho khả năng thích ứng của trẻ.
Không nên cho bé uống quá nhiều nước
Uống ít nước, mất nước gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể bé là điều hầu như ai cũng biết. Song, nhiều người lại cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt. Điều này sai hoàn toàn.
Bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, nếu uống quá nhiều nước sức khỏe đều bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Khi quá nhiều nước đi vào cơ thể một lúc, thận của bé không đủ khả năng xử lý. Nồng độ Natri trong cơ thể bé sẽ hạ xuống, mức nước tăng lên làm phù các tế bào. Nếu không xử lý kịp thời, con bạn dễ rơi vào trạng thái nguy kịch.
Không dùng nước ngọt thường xuyên với mục đích giải khát
Mặc dù trong nước ngọt đóng chai có tới 98% là nước, còn lại là các thành phần thêm vào để làm tăng khẩu vị cho thức uống. Rất nhiều trẻ em uống nước ngọt đều đặn mỗi ngày, thậm chí là thay thế nó cho nước tinh khiết, nước khoáng…Giả sử nước ngọt con bạn uống mỗi ngày không chính hãng, những phụ gia trong nước không rõ ràng thì hậu quả thế nào?.
Chưa kể việc trong nước ngọt đóng chai hay lon luôn chứa một lượng đường khá lớn. Chúng có thể trở thành nguyên nhân lớn gây béo phì, tiểu đường cho con bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng còn nhấn mạnh rằng, việc trẻ em uống nước ngọt thường xuyên dễ dẫn đến sinh ra tình trạng “nghiện”, chán ăn, suy dinh dưỡng.
Tránh việc cho trẻ uống nước sau khi ăn xong
Thói quen này nên bỏ ngay vì nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Uống nước ngay khi ăn xong có thể khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Bố mẹ nên lưu ý vấn đề này để hướng dẫn con uống đúng, uống đủ nước.
Ngoài ra, bạn nên hướng dẫn con không nên uống nước trong bữa ăn. Chúng sẽ làm giảm sự tiết nước muối. Những tác phẩm con bạn nạp vào cơ thể khó phân hủy.
Không uống nước trước khi ngủ
Con trẻ hay người trưởng thành thì thói quen uống nhiều nước sát giờ đi ngủ là hành động không tốt chút nào. Các bộ phận trên cơ thể bé cũng cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc cật lực. Khi uống nhiều nước, vô tình tự gây áp lực và bắt buộc các bộ phận khác phải hoạt động.
Nguy hiểm hơn, ban đêm là thời gian thận làm việc ít lại, thận quá tải sẽ dẫn đến tình trạng sưng phù tay chân, mặt mũi vào sáng hôm sau. Bố mẹ có thể quan sát những biểu hiện này để kịp thời điều chỉnh cho con trẻ của mình.
Sử dụng vật đựng an toàn khi cho bé uống nước
Ngoài việc chọn lựa nguồn nước an toàn cho bé, bố mẹ cũng nên lưu ý khi chọn lựa vật đựng khi cho bé uống. Ưu tiên y sứ, thủy tinh. Trẻ nên tránh việc sử dụng ly nhựa, ly giấy, chai nước đã qua sử dụng trước đó. Những đồ đựng trên có thể sản sinh thành phần gây hại, vi khuẩn làm hại bé.
Ly giấy, thành phần nhựa xốp tạo nên ly giấy thường chứa benzene, chất dễ bị thôi nhiễm ở nhiệt độ cao. Chưa kể việc người ta sử dụng keo chứa melamine, urea hoặc phenol để chống thấm khi dùng ly này đựng nước. Khi để một thời gian dài, lý giấy có nguy cơ ẩm mốc và trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Hầu hết chai nhựa trên thị trường chỉ được sản xuất để sử dụng một lần. Loại nhựa làm nên những chai này dễ sinh ra thành phần gây hại khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao. Chai nước đã qua sử dụng còn có nguy cơ trở thành một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển nếu bạn không có phương pháp tiệt trùng hợp lý. Nhất là cổ, nắp và đáy chai. Việc vệ sinh không kỹ mà đưa tái sử dụng ngay vô tình bạn tự đưa vi khuẩn vào bụng.
>>> Đọc thêm: Khỏe đẹp từ trong ra ngoài nhờ uống nước detox đúng cách
- 23/02/2021
- 0
- Uống nước