Lại là PETAL đây,
Trong blog “Uống nước” số này, PETAl sẽ dành thời gian để nói về tình trạng mất nước. Nhiều người vẫn xem đây là “ốm vặt”, một thời gian lâu nó sẽ hết mà không biết rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ việc mất nước, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn phòng tránh được. Cùng tớ tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng mất nước để cơ thể luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng mỗi ngày nha.
Biểu hiện của mất nước
Khi được hỏi “Biểu hiện mất nước theo bạn là gì” thì có tới 8/10 đáp án “khát nước”. Bạn có trả lời như vậy không? Chúc mừng bạn đã có đáp án đúng đấy.
Tớ chỉ nói đúng thôi nha vì nó chưa đủ. Thực tế, mất nước còn có những biểu hiện khác mà nhiều khi chúng ta không để ý và có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Dưới đây là những biểu hiện thường bị bỏ qua khi cơ thể mất nước.
Da khô: Khi mất nước, cơ thể sẽ tìm mọi cách để giữ nước cho cơ thể. Da là bộ phận đầu tiên bị “cắt giảm” nước trong cơ thể. Theo đó, da sẽ bị khô, ửng đỏ, nhạy cảm. Bạn có thể quan sát “sức khỏe” của làn da để nhận biết cơ thể mình thiếu nước hay không.
Hơi thở có mùi: Mayo Clinic đã chỉ ra rằng: mất nước là nguyên nhân đầu tiên khiến hơi thở bạn có mùi khó chịu. Dù bạn đã vệ sinh kỹ lưỡng trước đó, nhưng hơi thở vẫn có vấn đề, khiến bạn tự ti khi giao tiếp với người khác.
Đau đầu: Khi lượng nước không đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho các tế bào trong cơ thể, có thể gây nên đau đầu và khởi phát chứng đau nửa đầu. Nếu bạn bổ sung nước điều độ, theo dõi cơn đau giảm dần thì chắc chắn khả năng mất nước là nguyên nhân chính gây đau đầu. Bạn nên chú ý vấn đề này, và biết cách ngăn ngừa đau đầu bằng việc uống nước đúng cách.
Sốt và ớn lạnh: Số có thể làm cho tình trạng mất nước thêm trầm trọng hơn. Càng sốt cao, bạn càng đổ mồ hôi, càng mất nhiều nước. Nếu không tim cách điều hòa nhiệt độ, làm mát cơ thể, làn da của bạn không thể đối phó với nhiệt nên da sẽ khô, nóng, đỏ ửng.
Thèm đồ ngọt: Không sai khi PETAL đề cập tới biểu hiện của thiếu nước là thèm đồ ngọt đâu nha. Nguy cơ lớn, cơ thể bạn gặp khó khăn trong giải phóng glucose vào máu để sử dụng nhiên liệu cho các hoạt động sống khác. Khi cơ thể mất nước, gan sẽ gặp trở ngại trong giải phóng glycogen và các thành phần khác trong kho dự trữ năng lượng. Khi đó, cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện.
Biến chứng có thể gặp khi mất nước
Mất nước trong thời gian dài, cơ thể bạn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng, cụ thể:
- Tổn thương do nhiệt: có thể nhẹ như chuột rút cho tới nguy hiểm tính mạng như sốc nhiệt.
- Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng thiếu nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nguy cơ cao dẫn tới suy thận.
- Động kinh: mất nước dẫn tới mất và rối loạn cân bằng điện giải như natri, kali. Khi rối loạn quá trình truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào bên trong cơ thể, cơn co giật có thể xảy ra, nhiều trường hợp mất luôn cả ý thức.
- Sốc giảm thể tích: mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động. Tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.
Xử lý mất nước thế nào?
Tùy mức độ mất nước để có những xử lý phù hợp, tránh gây những tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể.
Mất nước nhẹ:
Những trường hợp mất nước nhẹ do tiêu chảy, nôn, sốt chỉ cần uống nước đúng cách để bù lại lượng nước mất đi, cơ thể sẽ dần khỏe. Những người lao động nặng hay chơi thể thao trong tiết trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể cao có thể bù nước bằng cách uống nước khoáng hay nước điện giải.
Mất nước nặng:
Trường hợp mất nước nặng cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời. Thông thường, những trường hợp mất nước nặng, nước và điện giải sẽ được truyền trực tiếp thông qua đường tĩnh mạch. Muối, nước, các chất điện giải khi đó sẽ được hấp thụ nhanh hơn cách truyền thông thường.
Kết luận
Mất nước có thể nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, quan trọng nhất là nên uống nước tinh khiết và những loại khác điều độ, đúng thời điểm, đủ lượng nước. Đồng thời, bạn nên chú ý những biểu hiện sớm nhất của mất nước để kịp thời xử lý, bảo vệ chính bạn và những người yêu thương quanh bạn nha.
>>> Xem thêm: Uống nước đúng cách là đừng “đợi khát mới uống”
- 26/11/2020
- 0
- Uống nước