Sự thật là, nước được phân ra nhiều loại và mỗi loại lại có một mục đích sử dụng, đáp ứng cho lợi ích sức khỏe khác nhau. Những năm gần đây, nhu cầu về nước uống tốt ngày một tăng. Đi kèm theo đó là vô số những lựa chọn khác nhau đến với khách hàng. Trong số đó, nước tinh khiết là một cái tên thu hút nhiều sự chú ý.
Do nghĩ rằng loại nước này sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng loại nước này để uống hàng ngày thay cho nước đun sôi để nguội. Vậy điều này có thực sự tốt?
Nước tinh khiết là gì?
Nước tinh khiết là nước đã được loại bỏ hết các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, chỉ còn lại 2 thành phần hóa học là Oxy (O) và Hidro (H) với công thức phân tử là H2O. Do đặc tính Lý – Hóa của mình, nước tinh khiết thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương. Nước tinh khiết được điều chế bằng phương pháp chưng cất nên còn được gọi là nước cất.
Nước cất được chia làm ba loại: Nước cất 1 lần, nước cất 2 lần và nước cất 3 lần. Để có được nước cất lần 1, nước phải phải đạt tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ quy định cho nước dùng để sinh hoạt. Nước trước khi được đưa vào lò đun sẽ được “làm sạch” theo các phương pháp khác nhau phụ thuộc vào lượng tạp chất có trong nước.
Quy trình “làm sạch” nước
Trong điều kiện đơn giản, việc làm sạch nước sẽ trải qua những quy trình như sau:
Đầu tiên, nước được loại bỏ tạp chất cơ học (tạp chất không tan) như cát, mùn bằng cách để lắng và lọc. Sau đó, loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng Kali permanganate. Lượng Oxy sinh ra từ Kali permanganate sẽ phá hủy các tạp chất hữu cơ có trong nước.
Đến đây về cơ bản nước đã đủ sạch để đem đi chưng cất. Tuy nhiên, với trường hợp nước sử dụng là nước cứng, phải qua thêm một giai đoạn làm mềm nước. Nước cứng được cho qua một lớp lọc đặc biệt, hoặc thêm vào một lượng Calci Hydroxyd và Natri Carbonat vừa đủ để giảm độ cứng, điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu khi chưng cất, tránh hỏng dụng cụ và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Sau khi xử lý, nước sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất nước cất bằng thiết bị Inox. Tại đây nước sẽ được đun sôi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Đây là nước cất 1 lần. Để có nước cất 2 lần, nước cất 1 lần sẽ được đem đi chưng cất thêm một lần nữa. Nước cất ba lần cũng tương tự.
Ưu, nhược điểm của nước tinh khiết
Ưu điểm:
- Là loại nước đã được lọc kỹ, loại bỏ được gần như 95% các vi khuẩn và tạp chất ô nhiễm hóa học có hại cho con người.
- Hỗ trợ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da.
- Không chứa bất cứ kim loại hay thành phần nào ngoài Hidro và Oxy nên cực kỳ an toàn cho sức khỏe
- Loại nước này được dùng nhiều trong y tế cũng đủ chứng minh tính sạch khuẩn cho nó
- So với nước đun sôi để nguội: Trong nước có nhiều tạp chất, sau khi đun sôi, nhiều loại khoáng chất hình thành phân tử hóa lắng đọng khó hấp thụ. Mặt khác, trong nước hàm chứa kim loại nặng, có mùi lạ sử dụng thường xuyên dễ gây nên ung thư.
>>Đọc thêm: Sở hữu làn da đẹp với nước tinh khiết.
Nhược điểm:
Nước tinh khiết cực kì an toàn cho sức khỏe. Nhưng để có một bình nước tinh khiết, phải trải qua các giai đoạn xử lý, lọc, làm mềm v.v…rất tốn kém và mất thời gian. Do đó, nhiều người bỏ qua lựa chọn này vì quá bất tiện.
Cách khắc phục
Với mong muốn đem lại nguồn nước sạch, chất lượng, tiện lợi cho người tiêu dùng, nước tinh khiết Petal đã được ra đời.
Chúng tôi mang đến cho bạn tinh hoa của nước qua 4 giá trị cốt lõi:
- Nguồn nước tự nhiên tiêu chuẩn.
- Quy trình tự động khép kín, an toàn.
- Chứng nhận sản phẩm chất lượng.
- Giao hàng miễn phí tận nơi, tiện lợi.
Petal hiện cung cấp nước tinh khiết đóng bình, đóng chai với nhiều dung tích khác nhau. Hãy nhanh tay vào web, nhắn tin đến fanpage hoặc gọi số hotline 028 3840 0000 để sở hữu những bình nước chất lượng, an toàn cho bạn và cả gia đình nhé.
- 27/04/2020
- 0
- Uống nước