Tạm biệt nỗi lo tiêu chảy ở trẻ không cần dùng thuốc

Mùa hè đến là khoảng thời gian của những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch. Đối với trẻ em, mùa hè chính là lúc được nghỉ học, đi chơi. Nhưng bên cạnh đó, nỗi lo về các bệnh mà trẻ em hay mắc phải vào mùa hè cũng là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Tiêu biểu có thể kể đến là tiêu chảy ở trẻ vào mùa hè. Hãy đọc bài viết sau của PETAL để bảo vệ con em của mình nhé.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần trong một ngày. Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm :

  • Nhiễm virus gây tiêu chảy. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em. Triệu chứng khi tiêu chảy do virus là tiêu chảy đi phân lỏng kèm với nôn mửa, đau đầu, sốt, đau dạ dày. Virus gây tiêu chảy ví dụ như virus rota,…
  • Vệ sinh kém làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ví dụ gia đình nhiều thành viên chung sống với nhau nhưng lại rất bừa bộn, không giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Ngộ độc thực phẩm: các thực phẩm bẩn, đồ ăn chưa chín hoặc trẻ bị dị ứng với loại thức ăn nào đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
  • Các nguyên nhân khác dẫn đến tiêu chảy như là thiếu kẽm, nguồn nước bị ô nhiễm, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn,…

Trẻ ở lứa tuổi mầm non và những năm đầu tiểu học là đối tượng rất dễ gặp tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy thường xuất hiện đột ngột, trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong vong một ngày. Tình trạng sẽ kéo dài vài ngày cho đến 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ngộ độc thực phẩm, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm virus, nguồn nước bị ô nhiễm.

Bé bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ như thế nào

Rửa tay đúng cách
Hướng dẫn bé rửa tay đúng cách
  • Rửa tay đúng cách với xà phòng diệt khuẩn giúp diệt vi khuẩn tiêu chảy lây lan. Rửa tay trước và sau khi ăn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Rửa tay ngay sau khi chạm những đồ vật ở nơi công cộng,…
  • Không cho trẻ uống nước máy hoặc nước giếng khoan
  • Không cho trẻ uống sữa chưa tiệt trùng (chưa tiệt trùng sẽ còn tồn tại các vi khuẩn gây tiêu chảy)
  • Không cho trẻ ăn trái cây và rau chưa được rửa sạch
  • Không cho trẻ ăn thịt cá chưa được nấu chín
  • Không cho trẻ ăn và uống nguồn nước bị ô nhiễm

Đặc biệt là nên tiêm phòng virus rota vì virus rota là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Rotavirus có tính chất lây lan rất cao, hầu hết trẻ em đều là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm với rotavirus trong những năm đầu đời.

Tiêm chúng rotavirus
Nên tiêm phòng rotavirus cho trẻ

Cách trị tiêu chảy ở trẻ không cần dùng thuốc

Bù nước và điện giải cho trẻ khi bị tiêu chảy. Đây là điều cần thiết và là điều  tiên quyết mà bạn cần thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, lượng nước, khoáng chất và năng lượng mất đi rất nhiều. Nếu tình trạng kéo dài mà bạn không kịp bổ sung nước cho trẻ thì có thể gây nguy hiểm khôn lường. Lúc này bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước tinh khiết, uống nước oresol để bù khoáng, bù chất điện giải cho trẻ. Nên uống nước chậm rãi, từ từ, uống từng ngụm nhỏ và cố gắng chia ra nhiều lần uống. Chú ý cho trẻ uống nước tinh khiết đã được kiểm chứng về độ an toàn.

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước tinh khiết để bù lại lượng nước đã mất

Xem thêm : Bố mẹ bắt buộc phải biết những điều này khi cho trẻ uống nước mỗi ngày

Hãy đảm bảo các bữa ăn của trẻ vẫn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm, các loại súp rau củ,…để trẻ dễ dáng tiêu hóa hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý vì khi đi tiêu chảy nhiều rất mất sức và kiệt quệ. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh tránh ồn ào, có thể chườm ấm bụng cho bé. Liên tục theo dõi tình trạng của bé trong suốt quá trình bé nghỉ ngơi.

Không cho bé ăn các thức ăn cay mặn, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, uống nước ép táo, mận hay uống sữa nhiều lactose,.. vì có thể những thứ này sẽ khiến cho trẻ càng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nên đưa trẻ đi thăm khám bệnh viện nếu tình trạng của trẻ ngày càng không thuyên giảm.

Kết luận

Tiêu chảy có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng tình hình mắc tiêu chảy ở trẻ tăng cao vào thời điểm mùa hè. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy cho trẻ và áp dụng những cách đơn giản mà PETAL đã đề cập ở trên cho bé bị tiêu chảy nhé. Hãy nhớ uống nhiều nước tinh khiết và ăn chín uống sôi để không những đẩy lùi được tiêu chảy mà còn có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Xem thêm : Cấp tốc làm những điều này khi bệnh tiêu chảy “ghé thăm”

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *