Nước tinh khiết và nước ngọt khác nhau về cả thành phần, công nghệ, quy trình sản xuất…Vậy nên, khi chúng đi vào cơ thể thì quá trình xử lý và những phản ứng sinh ra không giống nhau. Việc thay thế nước tinh khiết bằng nước ngọt có gas có hợp lý? Điều đó sẽ được PETAL giải đáp thông quan bài viết này.
Sự khác nhau cơ bản giữa nước tinh khiết và nước ngọt có gas
Ngoài tên gọi là yếu tố khác nhau đầu tiên, bạn cần nắm thêm một vài thông tin quan trọng dưới đây.
Tương tự như cái tên của nó, nước tinh khiết có thành phần cấu thành cực kì đơn giản. Trong đó, hai thành phần chính là oxy và hydro, hầu như không chứa khoáng chất. Loại nước này có khả năng hòa tan tốt, đóng băng ở 0 độ C và sôi ở 100 độ C.
Nước lọc trước khi tới tay khách hàng luôn được xử lý bằng công nghệ lọc và khử trùng chuyên dụng. Nước đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế cho phép, an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Đặc biệt, nó phù hợp với mọi đối tượng, mọi thời điểm.
Khác với nước tinh khiết, nước ngọt có gas là thức uống có thành phần và quá trình sản xuất phức tạp hơn. Thành phần không thể bỏ qua trong nước ngọt chính là carbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt, hương liệu và một số thành phần khác.
Mỗi nhãn hiệu nước ngọt sẽ có hàm lượng đường, cafein, hương liệu…khác nhau. Nhưng chung quy lại những thành phần này không thật sự tốt cho cơ thể. Việc lạm dụng nước ngọt sẽ gây ra nhiều hậu quả. Nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận, dạ dày, ruột, gan, thừa cân đều có thể sinh ra từ thói quen uống nước ngọt có gas.
Sẽ ra sao khi chúng ta uống nước ngọt mỗi ngày
Lợi ích của nước tinh khiết được PETAL nhắc đi nhắc lại. Nên bài viết này sẽ hạn chế những phân tích đó. Bạn có thể chủ động tìm kiếm những bài viết để làm giàu hơn kiến thức của mình. Trái lại, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những mặt lợi/hại của nước ngọt với sức khỏe người sử dụng.
Thứ nhất, nước ngọt chứa lượng acid cao. Khi uống chúng, các vi sinh vật trong mảng bám ở răng có điều kiện thuận lợi hơn để ăn mòn, làm sâu và ư hỏng răng.
Thứ hai, bạn nên biết rằng cứ một lon nước ngọt tương đương với việc nạp 16gram đường vào cơ thể. Các cơ quan thụ cảm trên lưỡi sẽ phát tín hiệu lên các cơ quan khác, hệ thần kinh chúng ta kích thích và tăng cảm giác thèm nước ngọt lên nhiều lần.
Thứ ba, nước ngọt chứa lượng đường lớn nên việc tăng cân, béo phì hoàn toàn có thể xảy ra.
Thứ tư, đường cũng là tác nhân chính của bệnh tim mạch, tiểu đường. Một nghiên cứu đến từ trường Harvard, người uống từ một đến 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 26% so với những người uống mỗi lần mỗi tháng.
Thứ năm, đường trong nước ngọt liên quan đến một bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh di chuyển có tên Alzheimer. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị cho bệnh lý này.
Thứ sáu, đường và nhiều thành phần khác có trong nước ngọt kích thích tăng sinh dopamine. Chúng ta có thể hưng phấn, tập trung, tỉnh táo hơn sau khi uống nước ngọt là do thành phần này. Song, đây chính là chất gây nghiện, thật khó để bỏ được khi đã dấn thân vào con đường đam mê nước ngọt có gas.
Kết luận
Một bữa tiệc tùng, liên hoan cùng gia đình bạn bè, sự xuất hiện của nước ngọt có gas tăng kịch tính, vui vẻ, hào hứng cho bữa tiệc. Điều này không thể phủ nhận. Song, chúng tôi khuyến khích mọi người không nên lạm dụng loại nước ngọt có gas mà thôi. Thay vào đó, hãy kết thân với nước tinh khiết vì nó có lợi cho cơ thể của bạn. Còn việc lựa chọn vẫn cho bạn quyết định mà.
>>> Đọc thêm: Có nên uống nước tinh khiết trong bữa ăn?
- 10/09/2021
- 0
- Uống nước