Nước tinh khiết tốt cho sức khỏe điều đó không có nghĩa uống càng nhiều càng tốt. Dưới đây là tổng hợp những trường hợp không nên uống nhiều nước để tránh gây nguy hiểm cho bạn thân bạn nên biết.
Người ra nhiều mồ hôi
Khi cơ thể toát mồ hôi liên tục, kéo dài trong thời gian ngắn, bạn đang bị mất nước và rối loạn điện giải. Trong trường hợp này, nhiều người chọn ngay phương pháp uống càng nhiều càng tốt. Đơn giản, người ta đang cho rằng hành động đó đúng. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh của những người có chuyên môn, PETAL khẳng định điều đó không tốt chút nào.
Khi bù nước quá nhiều vào, tim chúng ta sẽ đập nhanh hơn bình thường. Nguy cơ rối loạn chất điện giải càng nguy hiểm. Mệt mỏi, chóng mặt, co giật, ngất xỉu là những biểu hiện thường gặp nếu cố gắng uống quá nhiều nước khi cơ thể ra nhiều mô hôi. Ngoài nước tinh khiết, bạn có thể bổ sung nước khoáng và uống lượng nhỏ, ngắt quãng, tránh uống theo kiểu càng nhiều càng tốt.
Người ngồi quá lâu một chỗ
Người ngồi lâu một chỗ có tốc độ lưu thông máu chậm hơn so với nhóm người vận động hay chơi thể thao. Ngồi lâu rất dễ dẫn tới nguy cơ sưng phù tay chân, giãn tĩnh mạch chân, tụ huyết áp. Khi uống quá nhiều nước, tình trạng trên có thể nặng hơn.
Người ngồi lâu không nên uống quá nhiều nước không đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ nên uống ít, uống khi khát. Chúng tôi không khuyên bạn điều đấy. Thay vì suy trì những thói quen không tốt đó, bạn có thể vận động thường xuyên hơn, duy trì một chế độ uống nước khoa học hơn.
Người bị suy thận
Thận là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý vào đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chất thải sẽ nước tiểu đi ra ngoài. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyên người thận khỏe uống nhiều nước để ngăn ngừa sỏi thận.
Trong trường hợp thận của bạn đang gặp vấn đề, uống quá nhiều nước vô tình chúng ta đang tạo thêm áp lực cho thận mà thôi. Suy thận sẽ làm giảm chức năng thận, giảm khả năng trao đổi chất. Cố tình uống nhiều nước, đối tượng này có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.
Người bị vấn đề tim mạch
Tim mạch đảm nhận chức năng co bóp, phân phối máu và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Người bị bệnh tim mạch nếu uống quá nhiều nước trong một thời điểm vô tình làm tăng áp lực cho phổi và những cơ quan khác. Phổi bị quá tải, nguy cơ khó thở, nghẹt thở xảy ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời trong trường hợp này, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa.
Người bị bệnh gan
Xơ gan, chai gan, men gan cao, ung thư gan…đều cần duy trì một chế độ uống nước phù hợp. Tốt nhất, chế độ dinh dưỡng và nước uống của bệnh nhân nên được tư vấn bởi những người có kinh nghiệm.
Hãy dừng ngay việc cho rằng nước loại bỏ độc tố, giảm bệnh nên bệnh nhân cố tình uống càng nhiều nước càng tốt. Uống quá nhiều nước khiến gan và những bộ phận khác bị quá tải. Bụng tích tụ dịch và có thể gây ra những tình trạng rối loạn chức năng của cơ thể.
Người có đường huyết cao
Nhiều bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao tin vào việc uống nhiều nước sẽ giúp cân bằng chỉ số trên. Tuy nhiên, kiến thức đó hoàn toàn sai. Việc ép bản thân uống quá nhiều hoàn toàn khoogn có tác dụng trong việc làm giảm hay hạ thấp chỉ số đường huyết.
Thậm chí, chúng còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất đó là phù tay chân và nhiều bộ phận khác.
Kết luận
Uống nước thì ai cũng biết nhưng uống nước đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ và thực hiện đúng. Nước tinh khiết và những loại khác tốt không đồng nghĩa với việc chúng ta tự tiện uống, uống theo sở thích. Những trường hợp đã nêu ở trên cần xây dựng lịch trình uống nước phù hợp. Bạn cũng cần cẩn trọng với việc uống nước nóng, nhiệt độ tốt nhất nên từ 35 tới 40 độ C. Nước ấm chính là chọn lựa tốt nhất cho cơ thể.
>>> Đọc thêm: Nước tinh khiết đóng chai hay nước đun sôi để nguội tốt hơn cho sức khỏe?
- 28/08/2021
- 0
- Uống nước