Mất nước do tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong. Vậy mới biết rằng, tiêu chảy có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm. Việc can thiệp sớm nhất để ngăn chặn nó là điều cần thiết. Bù nước là một cách giải quyết an toàn và hiệu quả.
Vậy loại nước nên và không nên uống khi tiêu chảy. The Water MAN sẽ giải đáp cho bạn ngay bây giờ.
Nên uống nước gì khi tiêu chảy?
“Tiêu chảy uống nước gì nhanh khỏi”. Không ít người quan tâm đến điều này. Bạn nên biết rằng, uống đủ và đúng loại nước sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn. Tuyệt nhiên, việc bỏ quan những loại nước dưới đây không nên chút nào.
- Nước tinh khiết: Ngay cả khi không bị tiêu chảy, chúng ta vẫn được khuyên bổ sung đủ nước mỗi ngày. Và việc thay thế nước tinh khiết bằng những loại nước khác không được chuyên gia khuyến khích. Khi bị tiêu chảy cũng vậy. Nước lọc sẽ đảm bảo việc hoàn lại lượng nước đã mất cũng như ngăn ngừa nguy cơ mất nước có thể xảy ra.
- Dung dịch Oresol bù chất điện giải: Trường hợp tiêu chảy nặng, ngoài việc cho người bệnh uống nước tinh khiết thì bạn có thể bổ sung dung dịch oresol. Dung dịch này giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại nước và chất điện giải.
- Uống trà gừng: Trong Y học, gừng có tính ấm, cay nên tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, vi lượng trong gừng còn giúp người tiêu chảy khỏi bệnh trong thời gian ngắn.
- Uống trà vỏ cam: Cam tươi tốt cho hệ tiêu hóa. Trà vỏ cam lại cực kì phù hợp cho những ai đang mắc tiêu chảy. Tinh chất trong vỏ cam có khả năng điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng. Người bệnh có thể bổ sung đều đặn 1 ly trà vỏ cam mỗi ngày.
- Nước cháo hoặc nước gạo rang: Nước gạo rang không những giúp cơ thể bổ sung nước, năng lượng mà nó còn hút bớt độc tố và vận chuyển ra ngoài. So với đồ ăn thô khác thì cháo hay nước gạo rang giảm nhẹ công suất làm việc của dạ dày.
- Nước dừa: Nước dừa được ví như chất điện giải tự nhiên nên việc uống chúng khi bị tiêu chảy hoàn toàn hợp lý. Bạn không cần thêm bất cứ nguyên liệu hay chất tạo ngọt. Thay vào đó, bạn có thể cho vào một chút muối biển để tăng bổ sung điện giải cho cơ thể.
- Sữa chua: Sữa chua cũng là gợi ý tuyệt vời khi bạn đang gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Axit lactic trong sữa chua ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn có hại. Đồng thời, tăng cường số lượng lợi vi khuẩn để tiêu chảy nhanh chóng biến mất.
Bị tiêu chảy kiêng uống nước gì?
Ngoài việc chọn lựa và bổ sung những loại nước tốt, bạn nên tránh những loại nước dưới đây. Vì chúng không có tác dụng giải khát, thậm chí là làm bệnh trở nặng hơn.
- Sữa có lactose: Đi ngoài nhiều, đi liên tục là những biển hiện bình thường khi bạn bị tiêu chảy. Càng đi nhiều thì lượng enzyme tiêu hóa đường lactose. Do đó, uống sữa khi tiêu chảy rất dễ gây ra những biểu hiện khác như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu cảy nặng hơn.
- Rượu, bia, cà phê và các loại đồ uống có ga: Chúng thực sự không tốt cho người bị tiêu chảy. Nhóm đồ uống này chứa nhiều cafein và cồn. Hai thành phần này kích thích nhu động ruột và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn mà thôi. Tốt nhất, bạn nên tránh những đồ uống này khi bị tiêu chảy “ghé thăm”.
Người bị tiêu chảy nên ăn gì?
Uống đúng loại nước thôi chưa đủ. Người bị tiêu chảy nên duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý. Trong đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng những thực phẩm khó tiêu. Thực phẩm nên dùng: gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo…
- Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.
- Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.
- Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.
- Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Khi điều trị tiêu chảy tại nhà, cần lưu ý gì?
Khi điều trị tiêu chảy tại nhà, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên ăn quá nhiều cũng như không nên bỏ bữa.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
- Dụng cụ để chế biến món ăn cho người bị tiêu chảy phải được vệ sinh sạch sẽ. Để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi bị tiêu chảy mất sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động tốn nhiều thể lực khi sức khỏe còn yếu..
Lưu ý rằng nếu tiêu chảy kèm nôn thì không nên uống các dung dịch trên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi kết hợp những mẹo trên nhưng tình trạng tiêu chảy không cải thiện, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Đọc thêm: Tạm biệt nỗi lo tiêu chảy ở trẻ em không cần dùng thuốc
- 23/09/2022
- 0
- Uống nước